Giáo Dục
ĐÀO TẠO LẬP TRÌNH VIÊN CHUYÊN NGHIỆP
Chắc hẳn các bạn không còn xa lạ gì với ngành Công Nghệ Thông Tin rồi nhỉ? Tuy nhiên, không phải chỉ tìm hiểu qua Internet là bạn có thể biết tất tần tật chuyên ngành này. Ngành công nghệ thông tin được xem là đòn bẩy, là nền tảng để phát triển các ngành kinh tế khác.
Theo thống kê mới đây của viện Chiến lược CNTT thì hiện Việt Nam đang cần khoảng 50.000 nhân lực ngành CNTT nữa mới có thể đáp ứng được nhu cầu của xã hội.
Đây là cơ hội rất lớn để các bạn trẻ yêu thích ngành CNTT có thêm động lực để theo đuổi ước mơ của mình. Do vậy, Lunar Vn tạo cơ hội và điều kiện để giúp các bạn tiến gần hơn với mục đích của chính mình. Ngoài việc cung cấp các dịch vụ phần mềm web, chúng tôi còn nhận đào tạo học viên học Lập Trình.
Không chỉ như thế, sau khi hoàn thành khóa học, các học viên sẽ nhận được rất nhiều ưu đãi từ phía công ty. Chúng ta hãy cùng đi sâu tìm hiểu nhé!
ĐẦU TIÊN, LẬP TRÌNH VIÊN LÀ GÌ?
1. Định nghĩa về nghề lập trình viên
Lập trình viên là người thiết kế, xây dựng và bảo trì các chương trình máy tính (phần mềm) trên các công cụ lập trình. Họ có thể tạo ra các chương trình mới , sửa lỗi hay nâng cấp chương trình đó để tăng tính hiệu quả của việc sử dụng máy tính.
2. Những công việc cơ bản của một lập trình viên
Công việc của một lập trình viên có thể được phân chia cụ thể thành:
- Lập trình web
- Lập trình hệ thống
- Lập trình database
- Lập trình game
- Lập trình mobile
Các nhiệm vụ chính của một lập trình viên đó là:
- Xây dựng mới một ứng dụng
- Nâng cấp và sửa chữa các ứng dụng có sẵn
- Xây dựng các chức năng xử lý
- Nghiên cứu và phát triển công nghệ mới
THỰC TẾ DẠY HỌC VÀ LẬP TRÌNH Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM

Khóa CNTT ở các trường đại học công ở Việt nam không có môn nào kiểu như:
- How to start up: dạy khởi nghiệp để lập trình viên chuyển từ thợ sang người sáng tạo sản phẩm dịch vụ
- Career path development: phát triển nghề nghiệp hay tối thiểu như đạo đức nghề lập trình. Lập trình viên VN copy, sử dụng mã nguồn một cách bừa bãi, không tôn trọng quy định không tiết lộ (NDA – Non Disclosure Agreement),… là phổ biến. Không có “Đạo” là không có con đường dẫn lối. Không có đường dẫn lối, thì làm sao có thể tiến dài và tiến xa?
Môn thiết kế phần mềm có dạy nhưng lạc hậu, thiếu ví dụ cụ thể. Khiến cho sinh viên CNTT ra trường phải học lại lập trình như thợ lập trình mất 2 năm. Còn khả năng kiến trúc thiết kề thì còn tùy vào từng người, từng hoàn cảnh công việc.
Suốt cả quá trình học tập dài nhưng bạn lại không có cơ hội thực hành nhiều, điều này khiến cho nhân tài của nước chúng ta ngày một hao mòn đi.
Mỗi lập trình viên Việt nam chưa hình thành thói quen cập nhật kiến thức liên tục. Tốt nghiệp đại học năm 21 tuổi, tính đến năm 37 tuổi lập trình được 14 năm, 2 năm cuối năng suất giảm gần như về 0. Trong 14 năm đó, lập trình viên VN thường chỉ chuyển đổi công nghệ 1 – 2 lần.
Bản thân họ và nhiều người định kiến cho rằng, qua tuổi 40, vẫn tiếp tục nghề lập trình viên là sự nghiệp không thành công.
Công ty chưa có chương trình bồi dưỡng chuyên gia công nghệ. Trên 70% lập trình viên làm cho công ty gia công phần mềm, phần lớn lập trình trên khuôn mẫu, mã nguồn có sẵn. Tỷ lệ chuyển việc khá cao khoảng 3-4 năm/1 công ty, khiến các công ty ngại đầu tư lâu dài vào nhân lực.
NÊN HỌC NGHỀ LẬP TRÌNH VIÊN Ở Đ U LÀ TỐT NHẤT CHO BẠN?
